Bài thuốc đông y gia truyền đặc trị các chứng bệnh mãn tính như;
**** Trĩ, Viêm Gan Vius, Mất Ngủ Kinh Niên, Bệnh Xương Khớp….
Truy cập Website:
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là loại quả không xa lạ gì với chúng ta và thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng thích hợp với các chứng sinh nhiệt, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng. Hơn nữa, mướp đắng còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị nhiễm độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Hạt mướp đắng còn có tác dụng bổ thận tráng dương, trị chứng rôm sảy…
Theo y khoa hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ. Mướp đắng còn có những tác dụng dược lý sau: ngăn chặn quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm đường tiết niệu, tổn thương thần kinh, tiểu đường… Ngoài ra, mướp đắng còn có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, gấp 5 – 20 lần dưa leo, bầu, bí… Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.
Tác dụng phụ của mướp đắng
Cồn cào ruột gan
Từ lâu, trong Đông y, mướp đắng vẫn được coi là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hoá. Song những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, khi đói, nếu sử dụng mướp đắng liều cao sẽ gây ra hiệu ứng ngược, gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Hạ đường huyết đột ngột
Đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh mướp đắng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Lý do là vì trong loại quả này chứa p-insulin (hay charantin), chất này có cấu trúc và đặc điểm gần giống và mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin.
Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng vô tội vạ, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; gây chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất. Vì vậy không nên sử dụng mướp đắng quá nhiều lúc đói, sau khi làm việc mệt nhọc hoặc sau một hoạt động gắng sức.
Gây tan máu
Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất đáng ngại là vicine (vi-xin), có khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu (còn gọi là huyết tán, nếu kéo dài tủy xương không sản xuất kịp hồng cầu mới để bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu máu) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Trong các trường hợp điển hình, tất cả các trẻ em bị thiếu hụt men G6PD di truyền không được sử dụng mướp đắng vì có thể gây ra tình trạng tan máu cấp tính.
Có thể gây nhiễm độc
Người ta đã chiết xuất ra từ hạt mướp đắng hai chất “đắng” là alpha và beta momorcharin (có bản chất là các glycoprotein). Hai chất này được chứng minh có độc với tế bào gan. Điều này càng trở nên nhạy cảm hơn với trẻ em, lứa tuổi mà gan chưa đủ khả năng thanh thải.
Vì vậy, khi dùng mướp đắng phải nạo bỏ hết hạt bên trong. Những người đang bị đợt cấp của viêm gan virus, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mướp đắng liều cao.
Gây sảy thai và giảm khả năng sinh sản
Mặc dù chưa rõ cơ chế nhưng người ta thấy mướp đắng có khả năng kích thích cơ trơn co mạnh; làm tăng co bóp của cơ tử cung gây sảy thai. Nó cũng là một tác nhân làm chậm hoá quá trình cầm máu sau đẻ. Vì vậy, phụ nữ có thai, bà mẹ sau sinh và đang cho con bú tuyệt đối không nên “hạ nhiệt” bằng mướp đắng.
Ngoài ra, thí nghiệm trên chuột cho thấy, dùng mướp đắng liên tục liều cao thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn. Do vậy mà với những người đang điều trị vô sinh không nên dùng mướp đắng.
Người không nên ăn mướp đắng
Đối với trẻ em, hệ tiêu hóa chưa đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và thải độc tố cũng là đối tượng không nên ăn mướp đắng.
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi.
Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Dùng an toàn
Nguồn: https://hatdinhduongdonavi.com/
Xem thêm bài viết khác: https://hatdinhduongdonavi.com/meo-vat/
Xem thêm Bài Viết:
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm chuyển FAT32 sang NTFS không mất dữ liệu
- Lá dâu tằm nấu thế này chữa khỏi 8 loại bệnh mà không cần đến bác sĩ
- Chia sẻ kinh nghiệm làm da trắng mịn nhờ bột chùm ngây 100 người thì 99 người không biết
- Lá chanh có công dụng gì ?
- Cây bàng có công dụng gì? Tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ lá bàng.
Tôi hiện muốn theo chế độ giảm cân Keto. Cực thích ăn canh mướp đắng nấu với chả cá thác lác . Tính nấu ăn mỗi ngày . Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe ko? Chỉ ăn mướp đắng đã nấu chín ạ
Mày bốc phét
Cho hoi cat muop dang nau soi len tam cho be bi man do dc k ,cho e cau tra loi voi
RẤT CẢM ƠN CHỦ KÊNH CHIA SẺ RẤT THIẾT THỰC
Cho hoi ,? Tôi bi tieu dương toi co uon nước ép kho qua.vay liêu trinh la bao nhieu lau.?,cam ơn.
Da. Cam on rat nhieu
Cho mình hỏi mình ăn mướp đắng hằng ngày có sao không ạ ( vì mình rất thích mướp đắng nên mỗi ngày đều ăn 2 hoặc 3 quả)
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn nặng Ala Pro thương hiệu đến từ Nhật Bản
http://alaprojp.blogspot.com/2018/09/ala-pro.html?m=1
O chỗ ta có 10k /k
khổ qua thường giá chỉ 50k/kg ai cần số lượng lớn thì liên hệ theo số 0979953944
Tối chuyên sỉ lẻ khổ qua rừng lát, quả nguyên 100% thật nhé. 0932 156 017 http://www.duoclieu24.com/2017/08/kho-qua-rung.html
,
tốt qua nhung tôi không an duoc